Vòng bi bạc đạn là gì?

Vòng bi hay còn gọi là bạc đạn chỉ là tên gọi của các loại ổ lăn , để phân biệt với "bạc dầu" (là loại ổ trượt) . Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì bên trong các ổ trượt này có các "cục đạn" (hình cầu hoặc hình trụ thằng hoặc trụ côn) nhằm tạo ma sát lăn cho ổ trượt . Ma sát lăn này có độ lớn nhỏ hơn nhiều (và chế độ bôi trơn cũng dễ dàng hơn nhiều) so với ổ trượt . Việc hư vòng bi (bạc đạn) , nếu không được thay thế sẽ làm hỏng các bộ phận liên quan như làm xe nặng hơn, làm hỏng mòn trục hoặc có thể làm hỏng nồi vòng bi.

 

Theo định nghĩa trên wiki: vòng bi

Các thông số trong vòng bi (bạc đạn) như 6206 ZZ hay 6206 2RS có ý nghĩa như thế nào?
Tính từ phải thì : hai số đầu tiên chỉ kích thước vòng trong ứng với kích thước trục , số thứ ba là hạng ổ bi

  • 8 , 9 là siêu nhẹ
  • 1 ,7 là đặc biệt nhẹ
  • 2 ,5 là ổ bi hạng nhẹ
  • 3 ,6 là hạng trung
  • 4 là hạng nặng

Số thứ tư là chỉ loại ổ bi , 0 là ổ bi đỡ 1 dãy , 1 là ổ bi đỡ lòng cầu 2 dãy , 2 là ổ bi đỡ bi đũa , 3 là ổ bi đũa lòng cầu 2 dãy , 4 là ổ bi kim , 5 là ổ đỡ trụ xoắn , 6 là ổ bi đỡ chặn , 7 là ổ bi đỡ côn , ... Hai chữ cuối ZZ là ổ bi có nắp chặn mỡ cả 2 phía , 2RS là có nắp chặn chịu áp lực ... Z hay ZZ hay 2RS là thông số để chỉ bạc đạn có 1 hay 2 nắp che mỡ.

Ngoài ra còn có nhiều ký hiệu để biểu thị các thông số khác nữa , thí dụ như khe hỡ , loại bi ... Bạn cần thay thế vòng bi thì cứ tìm đúng thông số cũ là được.

Bạn có thể xem thêm thông số ký hiệu trên vòng bi

Nếu bạn thiết kế thì phải tính toán theo các yếu tố : công suất trên trục , số vòng quay , điều kiện làm việc , khả năng tải động , điều kiện bảo trì , và tính theo tuổi thọ là 20000 giờ ...

Làm cách nào nhà sản xuất bạc đạn đặt được viên bi vào khe giữa của vòng bi (bạc đạn)?

Vòng trong và vòng ngoài của vòng bi (bạc đạn) đều phải được chế tạo , gia công , hoàn tất trước khi cho bi vào . Các viên bi được cho vào chỉ về một phía của hai vòng trong và vòng ngoài . Sau đó chúng mới được dàn ra xung quanh . Người ta dùng hai rế thép ép vào hai bên để các vòng bi cách đều nhau . Cuối cùng họ đính hai vòng rế đó lại với nhau bằng kẹp hay bằng cách hàn điểm.

Đặc biệt là hai khung tròn kim loại mà ở giữa có nhiều viên bi , giúp hai khung tròn này quay dễ dàng với bất cứ tốc độ nào , cách khác là hộ chế các viên bi và hai khung kim loại , rồi đặt các viên bi vào giữa hai khung kim loại , cho thêm chất nhờn , cuối cùng dùng " máy móc " ép chúng với nhau.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vòng bi khác nhau như vòng bi chữ thập, vòng bi tròn ... Các hãng sản xuất vòng bi nổi tiếng như vòng bi kg, vòng bi koyo ...