Để đạt được quá trình hoạt động vòng bi như dự báo, điều quan trọng nhất là nên bảo quản và sử dụng vòng bi một cách đúng kể từ thời điểm tiếp nhận vòng bi cho tới lắp ráp. Bài viết sau sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách tháo lắp vòng bi.
I. Lắp ráp vòng bi
Lắp ráp vòng bi đúng phương pháp sẽ đảm bảo tuổi thọ, độ chính xác và hiệu suất làm việc của vòng bi. Trước khi lắp ráp vòng bi cần phải kiểm tra cẩn thận các điểm sau:
Kiểm tra xem nếu:
- Thiết lập tiêu chuẩn làm việc và chuẩn bị các đồ gá lắp cần thiết.
- Kích thước trục và gối đỡ, dung sai và hiện trạng cần được kiểm tra và đạt yêu cầu.
- Chủng loại chất bôi trơn và lượng chất bôi trơn phải có đủ dùng. Bạn có thể xem thêm bài viết Chọn chất bôi trơn phù hợp cho vòng bi bạc đạn.
- Kiểm tra các tiêu chuẩn đã xác lập.
- Lau chùi sạch sẽ vòng bi và các bộ phận khác.
Chý ý khi lắp vòng bi
- Chọn nơi khô ráo, sạch sẽ để đặt vòng bi và giử các dụng cụ cần thiết và bàn làm việc sạch sẽ.
- Không được mở vòng bi khi chưa lắp ráp.
- Nếu vòng bi đã bị mở trước khi lắp ráp do phải kiểm tra chất lượng hay do bất kỳ lý do nào thì nên theo những hướng dẫn sau:
- Nếu vòng bi sẽ được lắp trong một khoảng thời gian ngắn, nên phủ một lớp dầu chống gỉ và cất vào thùng sạch sẽ.
- Nếu vòng bi không được lắp trong thời gian ngắn, nên phủ một lớp dầu chống gỉ và đóng gói lại và cất vào hộp gốc của nó.
- Kiểm tra xem thùng, lon, ống đựng chất bôi trơn và vật dụng để bôi trơn có sạch sẽ và đậy kín không. Kiểm tra chắc chắc xem gối đỡ vòng bi có sạch sẽ không bị vết, không có dấu, không bị gờ hoặc không có bất kỳ khuyết điểm nào.
- Đối với chất bôi trơn là mỡ, bạn có thể cho mỡ vào vòng bi mới mà không cần lau sạch vòng bi. Nếu vòng bi nhỏ hoặc dùng cho hoạt động có tốc độ cao, dùng chất bôi trơn là dầu hau mỡ, thì dùng dầu rửa sạch hoặc dầu nhẹ, ấm để rửa vòng bi nhằm tẩy những vết sét gỉ. Tuy nhiên không được rửa hoặc làm nóng vòng bi có nắp chắn mỡ.
1. Trục
- Trước khi lắp vòng bi vào trục, phải kiểm tra xem trục có được gia công đúng kích thước và độ chính xác.
- Kiểm tra bề mặt hoàn thiện của trục, nếu bề mặt lắp ráp của trục không tốt, bề mặt được làm nhẵn trong quá trình lắp ráp, dẫn đến kết quả là vành vòng bi bị dão, mòn trục và vòng bi sẽ nhanh bị hỏng.
- Phải chắc chắn rằng vai trục được gia công vuông góc với đường tâm trục, nếu không vành sẽ bị lệch tâm làm vòng bi nhang hỏng.
- Độ ròn của trục: phải đảm bảo rằng trục được gia công chính xác về độ tròn và đặc tính hình trụ. Vành trong vòng bi là phần có thể giãn nở, có thành mỏng, vì vậy nếu vành vòng trong vòng bi được gắn vào trục không tròn thì rãnh bi vành trong sẽ bị biến dạng theo.
- Bề mặt tiếp xúc của dầu phớt: khi sử dụng dầu phớt, bề mặt tiếp xúc với phớt dầu có độ nhám Ra < 0.8 µm. Nếu độ nhám Ra > 0.8 µm thì phớt dầu dần dần sẽ bị mòn cho đến khi không còn tác dụng làm kín. Đồn thời, phải đảm bảo rằng bề mặt tiếp xúc phải luôn ở phạm vi dung sai hoạt động, có thể sẽ bị rò ra khi môi phớt dầu không tiếp xúc với trục quay.
2. Gối đỡ vòng bi
Mục đích của gối đỡ là:
- Giữ nguyên vị trí vòng bi để chịu tải trọng.
- Bảo vệ vòng bi không bị vật là bên ngoài xâm nhập vào.
- Có cấu tạo thích hợp để vòng bi bôi trơn tốt.
- Xác định đường kính trong của gối đỡ thiết lập các thông số kỹ thuật. Nếu sự lắp ráp lỏng cấp hoặc đặc biệt lỏng hơn, cần phải kiểm tra vòng bi sẽ di chuyển tự do trong gối đỡ vòng bi trong quá trình lắp ráp. Đối với vòng bi gối đỡ nằm ngang dạng tách rời giống như sử dụng ổ lót trục, không được làm lẫn nắp và đế trong khi lắp lại, vì các bộ phận này sản xuất đồng bộ với nhau. Trong trường hợp đó sự xáo trộn có thể làm cho vòng bi quá chặt hoặc quá lỏng.
- Trục có thể bị giãn ra do nhiệt độ tăng cao. Khi hai hoặc nhiều vòng bi được lắp vào một trục, phải tuân theo các chỉ dẫn sau: gắn chặt một vòng bi vào gối đỡ theo hướng trục dọc, và đảm bảo rằng các vòng bi khác di chuyển tự do theo hướng trục.
3. Linh kiện lắp ráp phụ
Trước khi lắp vòng bi, phải tập hợp một bộ các linh kiện cần thiết cho việc lắp ráp. Các linh kiện này có thể bao gồm vòng đệm, măng xông đẩy, măng xông rút, vòng chên, phớt dầu, vòng O-ring, đai ốc trục và phe cho trục gối đỡ. Phải làm sạch và kiểm tra hình dạng, kích thước của các linh kiện này.
Các lưu ý khác:
- Phải chắc chắc rằng cạnh đai ốc trục vuông góc vớn ren, nếu không được siết chặt cạnh đai ốc trục sẽ không tiếp xúc đều cạnh với cạnh của vòng bi làm vòng bi nhanh chóng bị hỏng. Cần phải quan tâm đặc biệt khi vòng bi được sử dụng trong các ứng dụng có độ chính xác cao như máy tiện.
- Kiểm tra xem vòng nệm và vòng chêm có nằm song song ở cả hai phía.
- Phớt dầu và vòng O-ring có thể làm nhiệt độ tăng cao do lực tiếp xúc quá lớn hoặc do khô dầu. Dùng mỡ hay dầu cho bề mặt tiếp xúc giúp ngăn chặn sự mài mòn quá sớm và giảm lực xoắn.
4. Lắp ráp vòng bi cò vòng trong hình trụ
- Lắp ráp bằng phương pháp nén : Nhiều vòng bi có vòng trong hình trụ dùng phương pháp ép vào trục. Dùng dụng cụ gá lắp phù hợp với vành trong, ép chặt vành trong bằng cách dùng máy ép hay dùng kích. Nên bôi dầu có độ nhớt cao cho trục và các bề mặt tiếp xúc trước khi ép.
- Lắp ráp bằng phương pháp giãn nở nhiệt: Là cách thích hợp để lắp ráp các vòng bi có đường kính trong lớn. Quy trình lắp ráp này thực hiện nhanh chóng mà không cần sử dụng lực quá sức để gắn chặt vành. Vành trong vòng bi có thể làm nóng bằng cách sử dụng thùng gia nhiệt hay gia nhiệt cảm ứng. Vành vòng bi không được làm nóng ở nhiệt độ trên 120℃. Sauk hi lắp vòng bi đã được làm nóng, phải giữ vòng bi tại vị trí yêu cầu cho tới khi nguội, nếu không vòng bi có khuynh hướng dịch chuyển dọc trục khi nguội.
5. Lắp vòng bi có vành trong côn
- Dùng măng xông đẩy tách rời để lắp vòng bi có vành trong côn vào bất kì vị trí nào trên trục nhưng phải đảm bảo rằng vòng bi sẽ được lắp vào đúng vị trí.
- Để lắp vòng bi có vành trong côn bằng cách dùng măng xông rút, đầu tiên là phải lắp vòng bi, là vòng bi cố định. Xác định và nêu rõ khoảng cách vòng bi tự do có thể dịch chuyển theo hướng dọc của trục gối đỡ.
- Lắp vòng bi tự do sao cho khe hở dọc trục cho phép sự dịch chuyển dọc trục của vành ngoài vòng bi tự do nằm ở phía ngoài (phía xa nhất từ vòng bi cố định).
- Gắn vành trong côn, vòng bi cà na có thể áp dụng một trong hai cách sau:
- Đưa vòng bi và măng xông vào bằng khoảng cách xác định trước.
- Đo khe hở trong vòng bi còn dư khi đẩy măng xông đẩy vào vành trong vòng bi. Việc đo chính xác khoảng cách dịch chuyển dọc trục là rất khó, phương pháp đo khe hở dư thường là phương pháp được chọn.
6. Vòng bi đũa côn
Đối với cặp vòng bi đũa côn phải điều chỉnh khe hở hướng trục cho đúng gia trị thích hợp đặc biệt, có thể dùng miếng chêm nếu cần.
7. Đối với loại vòng bi có vành trong và vanh ngoài riêng biệt
Nên lắp ráp vành trong và vành ngoài riêng biệt, lắp trục cẩn thận vào gối đỡ và đảm bảo không có sự cố nào phát sinh cho vành trong vành ngoài và các viên bi.
II. Tháo vòng bi
Vòng bi có thể được tháo ra khi kiểm tra máy móc định kỳ hoặc khi máy móc bị hỏng. Trong khi tháo dỡ vòng bi, cần kiểm tra xem:
- Liệu vòng bi có được lắp đúng không (các chốt, đai ...)
- Nếu đã cung cấp đủ chất bôi trơn. Kiểm tra sự nhiễm bẩn chất bôi trơn và xem mẫu cặn còn lại.
- Vành trong và vành ngoài của vòng bi phải đảm bảo chặt như khi lắp vào.
- Khe hở vòng bi đặc biệt.
- Điều kiện làm việc của vòng bi.
Trước khi bắt đầu tháo vòng bi cần xem những điểm sau:
- Phương pháp tháo vòng bi
- Chế độ lắp
- Các dụng cụ cần thiết để tháo dỡ: Ép, cờ lê vặn đai ốc, cảo, cảo đặc biệt, vòng kẹp
Để tháo vòng bi trụ, có thể làm gia nhiệt vành trong bằng máy gia nhiệt cảm ứng để thuận tiện lấy vành trong ra khỏi trục. Đối với với vòng bi đường kính trong lớn, rất khó để lấy vòng bi ra vì vậy nên dùng đai thủy lực hoặc vòi phun dầu để tháo vòng bi.
Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ qua số điện thoại 08.3969.9384 hay email info@tandailongbearings.com.vn