1. Tải trọng

Vòng bi được lựa chọn theo loại tải trọng (tải trọng hướng kính, hướng trục, lực moment) và độ lớn của các loại tải trọng này đối với vòng bi. Đối với các loại vòng bi có kích thước như nhau thì vòng bi đũa có khả năng chịu tải trọng cao hơn vòng bi tròn.

2. Tốc độ quay

Tốc độ giới hạn của vòng bi được xác định bởi từng chủng loại vòng bi, kích thước vòng bi, độ chính xác làm việc, cấu trúc vòng cách, tải trọng, phương thức bôi trơn, loại nắp chắn dầu.

Theo bảng kích thước vòng bi cho thấy giới hạn tốc độ quay của vòng bi tiêu chuẩn như là tiêu chuẩn của việc lựa chọn vòng bi. Các bạn có thể xem file kĩ thuật trong trang web vongbikg.com

3. Tiếng ồn và mô men xoắn

Tất cả các loại vòng bi được thiết kế và sản xuất với độ ồn nhỏ và lực xoắn thấp. Trong tất cả các loại vòng bi tròn và vòng bi đũa thì vòng bi tròn có rãnh sâu một dãy có khuynh hướng hoạt động tiếng ồn nhỏ nhất và mức độ của lực mô men xoắn thấp nhất.

4. Độ thẳng (alignment)

Nếu độ chính xác thẳng hàng giữa trục và gối đỡ vòng bi không tốt hay trục bị lệch hướng do tải trọng, vành trong và vành ngoài của vòng bi sẽ bị lệch hướng.

Vòng bi không tự lựa chỉ có khả năng chịu tải trọng mà sự lệch hướng có thể bù trừ bằng khe hở trong vòng bi. Nếu xuất hiện độ nghiêng giữa vành trong và vành ngoài, nên chọn loại vòng bi như vòng bi nhào lỗ côn có miếng chêm (măng xông) hay vòng bi cà na.

Góc nghiêng cho phép của vòng bi khác nhau đối với từng loại vòng bi phụ thuộc vào kiểu vòng bi, khe hở trong và điều kiện tải trọng. Bảng dưới đây liệt kê góc nghiêng cho phép của từng loại vòng bi:

Loại vòng bi Góc lệch cho phép
Vòng bi tròn có rãnh sâu 1 dãy 1/300
Vòng bi tròn đỡ chặn tiếp xúc góc 1/1000
Vòng bi đũa trụ 1/1000
Vòng bi côn 1/800
Vòng bi chà 1/2000

Bảng: Độ lệch cho phép của các loại vòng bi.

Hư hại bên trong vòng bi có thể do phát sinh nếu sự lệch hướng của vòng bi lớn hơn góc nghiêng cho phép.

5. Độ cứng vững

Khi vòng bi chịu tải trọng, phần tiếp xúc giữa vành vòng bi và viên bi sẽ bị biến dạng. Sự biến dạng co giãn lớn hay nhỏ tùy thuộc vào tải trọng, loại vòng bi và kích thước vòng bi. Nếu so sánh vòng bi có khích thước giống nhau, vòng bi đũa có mức độ rắn cao hơn vòng bi tròn. Nếu so sánh loại vòng bi giống nhau, vòng bi có kích thước lớn hơn có độ rắn chắc hơn vòng bi có kích thước nhỏ. (Việc kết hợp tải trọng đặt trước của hai hay nhiều vòng bi sẽ làm tăng độ rắn chắc hơn).

6. Tháo lắp vòng bi

Vòng bi được chia thành hai loại: Vòng bi có thể tách rời và vòng bi không thể tách rời. Việc tháo lắp vòng bi rất thuận tiện nếu dùng vòng bi tách rời.

Việc sử dụng vòng bi có vành trong côn và măng xông hoặc trợ giúp bằng thủy lực giúp tháo lắp vòng bi dễ dàng hơn.

Có thể có tiếng ồn lớn và tuổi thọ vòng bi ngắn do lắp ráp không đúng. Khi lắp ráp phải chú ý những điểm sau đây:

  • - Giữ cho vòng bi luôn sạch
  • - Chống gỉ sét
  • - Bảo vệ vòng bi tránh các hư hại bên ngoài

7. Dịch chuyển dọc trục: việc lắp ghép vòng bi

Thông thường trục được lắp ráp với cụm vòng bi (hai cụm tương đương nhau). Nói chung, một vòng bi giữ chặt vị trí trục khi ráp vào và vòng bi kia cho phép dịch chuyển dọc trục. Vòng bi cạnh cố định được đặt gắn chắc chắn với trục và gối đỡ.

8. Môi trường làm việc của vòng bi

Nếu có độ rung lớn khi lắp ráp vòng bi hoặc vòng bi chịu lực va đập, nên sử dụng vòng bi cà na hoặc vòng bi cà na chịu tải. Vòng bi tiêu chuẩn không thích hợp làm việc trong điều kiện khắc nghiệt (tải trọng, tốc độ quay, nhiệt độ làm việc, lượng chất bôi trơn, môi trường rung).