Spinner (con quay, đồ chơi quay tay) hiện đang được coi là một trong những trò chơi phổ biến được rất nhiều người ưa chuộng tại Việt Nam. Spinner được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau gồm cánh, nắp và vòng bi. Trong đó, các bộ phận nắp và cánh không thể thay đổi thì vòng bi là bộ phận duy nhất có thể thay đổi, khi hỏng bộ phận này thì bạn hoàn toàn có thể thay đổi. Đối với trò chơi này thì vòng bi được coi là bộ phận quan trọng có ảnh hưởng đến cảm giác quay và thời gian quay. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem các loại vòng bi trong spinner gồm những loại nào và cách lắp đặt chúng ra sao nhé!
Vòng bi là bộ phận quan trọng ảnh hưởng tới cảm giác quay và hiệu suất
1. Các loại vòng bi của spinner
Có 2 loại chất liệu chính để cấu tạo nên vòng bi là sắt thép và gốm sứ, trong đó được phân ra thành các loại sau:
Các loại vòng bi Spinner thường sử dụng
- Full ceramic bearing: Là loại vòng bi cả trong lẫn ngoài đều được làm bằng gốm sứ. Đây có thể là loại sứ ZrO2 hoặc Si3N4, hoặc vòng bằng ZrO2 và bi bằng Si3N4. Giá thành cao nhất
- Hybrid bearing: Đây là loại vòng bi kết hợp được làm bằng thép và bi làm bằng sứ. Loại này được sử dụng phổ biến bởi hiệu quả và giá thành rẻ.
- Stainless Steel Bearing: Loại vòng bi này được làm bằng thép không rỉ, có giá thành tương đối cao. Khi sử dụng loại vòng bi nay cho spinner thì hiệu suất và độ bền tốt.
- High carbom chrome alloy steel bearing: Đây là loại bi bằng hợp kim gồm sắt, nhôm, kẽm, chromiun. Do được pha thêm carbon để gia tăng độ cứng nên chrome steel rất dễ rỉ sét. Giá thành rẻ, dễ sản xuất, cho hiệu năng tương đối. Nếu hoạt động trong môi trường không có các tác nhân rỉ sét và bụi bặm thì vòng bi này tỏ ra rất hiệu quả.
2. Cách lắp đặt vòng bi trong Spinner
Khi lắp đặt vòng bi trong spinner, người ta thường lắp đặt theo những cách sau:
- Gắn vừa khít: Tại trung tâm của spinner sẽ được chừa ra một khoảng hởi vừa khít với vòng bi giúp ép chặt vào khung để không bị trượt ra ngoài. Tuy nhiên, về lâu dài thì vòng bi sẽ bị lỏng dần và rơi ra. Khi thay thế thì cần phải đục ra để thay.
- Gắn và dán keo: Tương tự với cách lắp trên nhưng người ta sẽ dùng keo để cố định thêm cho chắc chắn. Tuy sẽ khó bị rơi ra hơn so với cách trên nhưng lại khí thay hơn rất nhiều.
- Nẹp cố định: Trên mỗi vòng bi, sau khi được lắp vào spinner sẽ có 1 thanh nẹp tròn nhỏ để giúp cố định vòng bi, tuy nhiên cách lắp này không có sự chắc chắn.
- Gioăng cố định: Khi lắp đặt vòng bi vào trung tâm thì phía trên hoặc phía dưới vòng bi sẽ có gioăng để vặn chặt. Hiện nay thì cách lắp đặt này đang được sử dụng phổ biến nhất trong spinner.