Đảm bảo tuổi thọ của vòng bi giúp bạn tiết kiệm chi phí và an tâm về hoạt động của máy móc. Sau đây là một số gợi ý giúp bạn tối ưu hóa tuổi thọ của vòng bi.

1. Sử dụng vòng bi chính hãng, có chất lượng

Hàng giả, hàng kém chất lượng là hiện trạng phổ biến hiện nay. Việc nắm kiến thức về vòng bi, phân biệt vòng bi giả mạo là rất cần thiết. Bạn có thể xem qua bài viết Phân biệt vòng bi chính hãng và vòng bi kém chất lượng

2. Bảo quản tốt

Khi lưu trữ vòng bi, với những vòng bi mới bạn nên giữ nguyên bao bì đóng gói của nhà sản xuất. Nơi lưu trữ phải đảm bảo sạch, không có bụi bẩn, ẩm ướt, cần tránh những nơi hay có va chạm hay chấn động mạnh.

Lưu ý với những vòng bi lớn, không nên đặt vòng bi ở vị trí đứng, điều này có thể làm méo cục bõ do trọng lượng của các viên bi vì các vòng này thường có thành mỏng.

Một điều rất quan trọng là bạn phải đảm bảo vòng bi không bi nhiễm bẩn từ các chất như bụi bẩn, chất ăn mòn như mồ hôi tay ... sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của vòng bi. Khi lắp vòng bi cần vệ sinh vòng bi sạch sẽ và đeo găng tay sẽ tốt hơn.

3. Tháo lắp vòng bi

Theo thống kê, trong các nguyên làm hư hỏng sớm vòng bi là có khoảng 16% là do việc lắp đặt vòng bi không đúng.

Các hãng sản xuất thường có tài liệu hướng dẫn về việc lắp vòng bi, bạn nên theo các hướng dẫn này. Một điều lưu ý khi lắp vòng bi là không nên tác động lực lớn trực tiếp đến các viên bi. Bạn cũng nên dùng dụng cụ thích hợp khi tháo lắp, một số hãng sản xuất thì có cả dụng cụ tháo lắp riêng. Các phương pháp thường sử dụng để lắp vòng bi như phương pháp thủy lực, nhiệt hoặc dụng cụ cơ khí. Tùy vào loại vòng bi mà có thể sử dụng phương pháp lắp khác nhau.

Khi tháo vòng bi bạn phải đảm bảo trục của máy không bị ảnh hưởng. Đối với vòng bi cần tháo để bảo dưỡng, nên sử dụng các dụng cụ thích hợp để tháo vòng bi.

Một số lưu ý khi lắp vòng bi:

  • - Giữ cho vòng bi không bị trầy xước
  • - Không nên rửa vòng bi mới, dùng các dụng cụ vệ sinh thích hợp để vệ sinh vòng bi và trục vòng bi
  • - Tác động lực tối thiểu lên vòng bi, chỉ tác động lực ép lên vòng trong hoặc cả vòng trong vòng ngoài cùng lúc khi lắp.

4. Đảm bảo chất bôi trơn cho vòng bi

Chất bôi trơn có tác dụng làm giảm ma sát giữa các thành phần như viên bi, rãnh bi, vòng giữ bi để tránh sự mài mòn. Chất bôi trơn cũng có tác dụng ngăn ngừa vòng bi khỏi hiện tượng gỉ sét.

Hai chất bôi trơn phổ biến là dầu và mỡ. Một chất bôi trơn đặc biệt khác gọi là chất bôi trơn rắn được dùng trong vòng bi hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao. Mỗi loại vòng bi có thể sử dụng chất bôi trơn và phương pháp bôi trơn khác nhau. Bạn có thể tham khảo qua bài viết Chọn chất bôi trơn cho vòng bi

Khi vòng bi vận hành trong thời gian dài, chất bôi trơn có thể bị thất thoát, và phát sinh các tạp chất ảnh hưởng đến độ trơn. Vì vậy cần có phương pháp theo dõi định kỳ để bổ sung hay thay mới chất bôi trơn cho vòng bi.

5. Định kỳ theo dõi và bảo dưỡng

Đối với bất kỳ thiết bị nào việc theo dõi và bảo dưỡng thường xuyên là rất cần thiết. Điều này giúp giảm thiểu các rủi ro như máy móc có thể hư hỏng đột ngột, gây những thiệt hại khó lường về chi phí, thời gian sữa chữa ...

Vòng bi sẽ có tuổi thọ tốt nếu được bảo dưỡng, kiểm tra thường xuyên. Chu kỳ kiểm tra có thể phụ thuộc vào điều kiện vận hành của vòng bi như vòng bi có hoạt động liên tục, trong môi trường ô nhiễm ...

Khi kiểm tra vòng bi bạn chú ý đến các yếu tố như vòng bi có rung động, phát sinh tiếng ồn, nhiệt độ vòng bi tăng cao bất thường, tốc độ không ổn định trong quá trình vận hành và tình trạng dầu bôi trơn cho vòng bi.

6. Mất đồng tâm trục

Đây là hiện tượng chiếm đến 50% nguyên nhân làm hư hỏng hệ thống máy. Vòng bi có thể bị quá tải khi sự mất đồng tâm trục xảy ra, hiện tượng này gây tăng tải lên 20% và có thể giảm tuổi thọ vòng bi đến 50%. Sự mất đồng tâm xảy ra khi đường tâm quay của hai trục máy không cùng nằm trên một đường thẳng, có 2 dạng mất đồng tâm chính là lệch theo phương song song và lệch góc.

Nguồn: hiendaihoa.com